BÁO CÁO VIÊN TRONG HỆ THỐNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

NB LÊ VĂN

Có người hiện nay vẫn chưa nhận thức đầy đủ vai trò báo cáo viên trong công tác tư tưởng của Đảng, coi đó là công việc “Ăn theo nói leo”, “Dạy khôn người khác. Thực ra công tác báo cáo viên có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

 Công tác báo cáo viên là một hoạt động đa dạng và quan trọng vào bậc nhất trong hệ thống công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN, hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn và góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, thúc đẩy con người đi đến hành động tích cực.

Cơ sở khách quan đó bắt nguồn từ trong quá trình tư tưởng. Quá trình tư tưởng là sự tác động qua lại về thông tin. Trong công tác báo cáo viên, những thông tin mà người diễn giảng thực hiện, không đơn thuần chỉ là việc truyền đạt, phổ biến một chiều đến đảng viên và quần chúng. Trong không khí dân chủ hiện nay, khi thông tin được chuyển từ độc thoại sang đối thoại, từ một chiều sang nhiều chiều, thì nó còn bao gồm cả việc phản ảnh tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, tâm tư nguyện vọng của quần chúng ở cơ sở …

Với chức năng truyền đạt, báo cáo viên hiện nay không còn tuyên truyên đường lối chính sách mang tính chất “áp đặt” như trước, mà phải đưa lại cho người nghe những nhận thức mới, những phán đoán mở, thông qua việc cung cấp phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn hoặc định hướng hành động. Người nghe hiện nay có trình độ văn hóa, chính trị ngày càng cao, do đó báo cáo viên phải biết cách thuyết phục các đối tượng người nghe. Đồng thời phải sẵn sàng đối đầu với một kẻ địch mạnh và khôn khéo đang tìm mọi cách chóng phá chúng ta, thể hiện rõ nhất trong chiến dịch “Diễn biến hòa bình” của chúng. Vì thế, trong quá trình thâm nhập thực tiễn và thuyết trình viên, báo cáo viên không chỉ dừng ở mức độ phát hiện vấn đề, nêu những khó khăn, ách tắc trong đời thường, cũng không chỉ nêu một số ý kiến vụn vặt về biện pháp tháo gỡ, mà cần phải phân tích nguyên nhân của sự vận động xã hội, mạnh dạn đề xuất một hướng đi, thậm chí thay đổi cả một phương án hành động. Đặc biệt, với những mặt trái của cơ chế thị trường, với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, báo cáo viên không dừng lại ở việc phê phán từng vụ, việc, mà phải đi sâu phân tích bản chất của nó và truy tìm tận gốc rễ nguyên nhân sâu xa sinh ra tiêu cực.

Yêu cầu của công tác tư tưởng trong giai đoạn mà tính năng động của đời sống xã hội đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính phức tạp của các quá trình xã hội hiện đại và việc củng cố mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, đặt ra cho lĩnh vực thông tin lý luận nói chung và đội ngũ báo cáo viên nói riêng những nhiệm vụ rất nặng nề và phức tạp. Hơn nữa, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông âu, Chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào làm cho niềm tin vào CNXH có lúc, có nơi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức bi quan, dao động. Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang cơ chế mới, với sự đòi hỏi khắt khe và sự sàng lọc tất yêu của cơ chế thị trường bước đầu đã có không ít xí nghiệp phải giải thể, hoặc chuyển hình thức sở hữu, nhiều xí nghiệp khác cũng chưa thoát khỏi khó khăn làm cho gần 1 triệu người phải ra khỏi cơ quan, xí nghiệp (trong đó có một bộ phận nghỉ hưu), và hàng chục vạn người khác việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống bếp bênh, hàng ngày lại phải đối mặt với biết bao hiện tượng tiêu cực, ngang trái đến xé lòng như tham nhũng, buôn lậu, phân hóa giàu nghèo … Mặt khác, cùng với việc mở cửa về kinh tế, sự bùng nổ thông tin với sự phát triển rộng rãi của phương tiện nghe, nhin hiện đại, hàng ngày công chúng tiếp nhận một khối lượng thông tin đa dạng, phong phú nhiều chiều thiếu sàng lọc và thiếu định hướng trên các kênh thông tin khác nhau. Nhiều loại sách báo ấn phẩm văn hóa từ ngoài nhập vào, cái tốt, cái xấu đan xen nhau làm cho quần chúng khó nhận biết được đúng sai, hư, thực thế nào, trong khi đó nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, cổ động của chúng ta (trong đó có báo cáo viên) bộc lộ túng túng thiếu sót, nhược diểm, kém hiệu quả. Đó là những thách thức lớn trong công tác báo cáo viên hiện nay.

Từ những thực tế trên, yêu cầu đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên và quần chúng trở nên bức xúc. Qua kinh nghiệm triển khai công tác báo cáo viên những năm gần đây, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cần hết sức quan tâm:

1 – Trước sự phức tạp của cơ chế thị trường và những thủ đoạn tinh vi trong chiến lược diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc đối với nước ta, công tác báo cáo viên lúc này lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng không thể làm theo kiểu cũ, họp hành lu bù, thông tin một chiều từ trên xuống với những lời nói hoa mỹ gieo vào lòng người nghe toàn niềm phấn khởi của tương lai, còn người nghe thì tiếp thu thụ động, thiếu tính sáng tạo. Cần phải có nội dung chính thức phù hợp với từng đối tượng. Đối với cán bộ lãnh đạo và anh chị em trí thức, báo cáo viên cần phải chuẩn bị công phu các chuyên đề cơ bản, sát tình hình để nâng cao tư duy lý luận và năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Đối với anh chị em công nhân lao động, chỉ nên chọn lựa những vấn đề cơ bản nhất, mấu chốt nhất, cụ thể thiết thực nhất để họ hiểu chủ trương, chính sách ấy nói gì? Nghĩa vụ và quyền lợi của họ ra sao? Hoặc tình hình quốc tế và trong nước như thế nào, ảnh hưởng xấu, tốt gì dõi với đất nước và đời sống của họ. Chỉ có như vậy công tác báo cáo viên mới có hiệu quả.

2 – Báo cáo viên muốn nói tốt, nói hay, trước hết phải nói đúng nội dung. Tránh tình trạng “khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Sự thật 1984, trang 526). Vì thế báo cáo viên khi được phân công thuyết trình một vấn đề nào đó phải huy động mọi khả năng để chuẩn bị thật tốt nội dung: Tìm kiếm tư liệu, đào sâu suy nghĩ. Phải đặt ra các tình huống dự doán người nghe sẽ “vặn lại” thế nào, sẽ hỏi những gì, sẽ thích thú ra sao khi ta biết khêu gợi những mô típ khối hài dúng lúc, đúng chỗ.

Người nghe có thể rộng lượng đối với những hạn chế về khả năng diễn đạt, nhưng thường lại rất khó tính về nội dung, khó bỏ qua những sai sót của người nói về những kiến thức phổ thông, sơ đẳng, cơ bản … Do đó, tốt hơn hết là cái gì nắm chưa thật rõ chúng ta chớ nên nói. Nói đúng nội dung là yêu cầu quan trọng của báo cáo viên, muốn đạt được yêu cầu đó, báo cáo viên phải thường xuyên trau dồi tri thức. Tri thức ở đây bao gồm học vấn, trình độ lý luận, sự am hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là sự sâu sát thực tiễn đất nước, con người. Báo cáo viên nên tự đặt cho mình trách nhiệm, khổ công chuẩn bị nội dung bài nói, không qua loa, cầu thả, dễ tự bằng lòng, không cố tình lập đi lập lại kiểu : Chủ nghĩa Mác Lênin nói hoặc Đảng ta đã chỉ ra và đưa vài ví dụ chứng minh, với nội dung đơn sơ nhạt nhẽo thì làm sao nâng cao được hiệu quả bài nói. Một vấn đề quan trọng nữa là bài nói không nên chỉ trình bày những kết luận đã có sẵn mà phải biết khêu gợi vấn đề, nêu các tình huống phức tạp, mở đường cho người nghe những suy nghĩ, sáng tạo, khuấy động trí não con người. Đối với những vẫn đề còn khác nhau về quan điểm, không nên coi đây là khó khăn cho việc nói, trái lại nên coi đây là điều hứng thú. Khi tạo cho mình vốn hiểu biết sâu rộng, nắm chắc mọi quan điểm, sắc thái ý kiến, có suy nghĩ độc lập của mình trên cơ sở định hướng Mác Xít thì gặp những trường hợp như thế báo cáo viên thật sự tỏ rõ được bản lĩnh của mình. Tất nhiên công việc rất không dễ dàng. Song, nói chung thực tế cuộc sống có vấn đề nào lại không nhiều ý kiến? Và, đó chính là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ. Vì vậy bất cứ báo cáo viên nào cũng cần phần đấu vươn lên ngang tầm. Và phải luôn sáng tạo những phương pháp mới. Không nên chỉ độc thoại mà còn phải biết đối thoại. Phải học và lắng nghe quan điểm và phương pháp nói của từng người khác, nghiên cứu kĩ lô gích của những ý kiến đó, trình bày quan điểm của mình một cách có căn cử, phê phán những ý kiến khác cũng phải có lý lẽ, có sức thuyết phục. Ở đây đặc biệt lưu ý một điểm: điều gì thuộc về nghị quyết hiện hành của Đảng thì tuyệt đối không được nói khác đi. Đó là yêu cầu có tính nguyên tắc. Còn đối với những vấn đề lý luận đang tranh cãi, cho phép báo cáo viện có ý kiến riêng, hơn nữa cần mở rộng đường cho sự suy nghĩ đúng dẫn của người nghe.

3 – Khoa tâm lý và sư phạm trong công tác báo cáo viên.

Đối tượng người nghe có thể là một cộng đồng tạm thời (một buổi mít tình hoặc 1 buổi thuyết trình), hoặc một cộng đồng ổn định (học viên của hệ thống giáo dục chính trị). Vì thế báo cáo viên phải hiểu biết các đặc điểm tâm lý xã hội của các loại đối tượng khác nhau. Để hiểu biết đặc điểm tâm lý xã hội của đối tượng có thể phân chia theo các giác độ khác nhau. Có thể phân theo các lĩnh vực hoạt động: Quản lý, giáo dục, y tế, thương nghiệp, dịch vụ. Đó là loại đối tượng tương đối thuần nhất, cho phép xác định đặc điểm của khả năng nhận thức; cũng có thể phân theo nhóm lứa tuổi (trẻ, trung bình, già); theo giới tính, tôn giáo … Có những đặc điểm về tâm lý xã hội khác nhau. Sự hiểu biết về loại hình đối tượng giúp cho công tác bảo cáo viên thực hiện thành công nhiệm vụ tư tưởng của mình. Ngoài ra, trong công tác báo cáo viên, còn phải chú ý đến cơ chế và phương thức tác động qua lại của mọi người trong cộng đồng: thuyết phục, ám thị, bắt chước, lan truyền tâm lý… Các hiện tượng tâm lý xã hội đó có thể làm tăng hoặc giảm tình cảm, tâm trạng, phương hướng, định hướng xã hội. Truyền bá, chỉnh lý, đánh giá là các giai đoạn hợp qui luật của hoạt động báo cáo viên trong các nhóm giao tiếp. Quá trình đó có thể biểu hiện như là sự vận động tiến từ người thuyết trình viên đến đối tượng đến sự chỉnh lý và dành giả. Sự lĩnh hội cuối cùng lượng tin đó thuộc về cá nhân, dưới dạng các tri thức về các sự kiện, hiện tượng, quá trình. Sự hiểu biết về những đánh giá đó có tác động tích cực đên việc lĩnh hội và nắm vững thông tin có tầm quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả của công tác báo cáo viên. Ngoài ra, trong công tác báo cáo viên còn cần phải chú ý đến các tính qui luật của tri giác, ghi nhớ, tư duy, các thành tựu của khoa học sư phạm và mối liên hệ biện chứng của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Những vấn đề đó quan hệ đến nhiều lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, và nhiều vấn đề còn đang dược tiếp tục nghiên cứu ứng dụng. Song thực tế đã chứng minh khoa tâm lý, sư phạm hiên nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trọng công tác báo cáo viên Là báo cáo viên, phải có đủ tư duy và bản lĩnh khoa tâm lý, sư phạm. Chuẩn bị bài nói dù chuẩn bị đề cương theo cách này hay cách khác thì cũng nhằm giúp báo cáo viên nói được để dàng, có thứ tự, lập luận chặt chẽ, nhất quản, không bị sốt, bị quên các vấn đề cản thiết, nhất là tránh được sự ngẫu hứng, tùy tiện. Sự ứng biến linh hoạt của người nói trên bục giảng là rất quan trọng. Nếu lên bục mà chỉ đọc tài liệu một cách đều đều những gì đã viết sẵn ra giấy thì chưa thể gọi là người nói, chứ chưa nói đến mức nói hay. Người báo cáo viên có sư phạm, mở đầu không dài dòng, gây sự chú ý ngay của đối tượng. Và khi kết luận cũng rất ngắn gọn, gây cảm hứng vững bền cho người nghe. Dĩ nhiên, là không vì quá ngắn gọn mà cộc lốc, đến cụt ngủn, “tôi nói đã hết mời quí vị nghỉ”. Nói là cả một nghệ thuật, nghệ thuật tâm lý và sư phạm, nghệ thuật đó có thể phát huy vai trò to lớn trong đời sống xã hội, nhất là thực hiện các chức năng xã hội của tuyên truyền, giáo dục. Báo cáo viên không thể không có các kiến thức quan trọng đó được.

4 – Dù nghiên cứu lý luận, tuyên truyền giáo dục, cổ động hoạt động này phải gắn với kết quả của công tác tư tưởng. Hiệu quả của công tác tư tưởng thường được đánh giá theo tiêu chuẩn thực tế:

– Hiệu quả lâu dài thể hiện trong việc xác lập hệ thống giá trị XHCN của xã hội. Hệ quả này có thể bộc lộ ngay, hoặc trong những tình huống rất lâu sau mới bộc lộ. Cũng có loại hiệu quả lâu dài chứa đựng một cách tiềm ẩn mà chỉ trong những điều kiện nhất định mới bộc lộ, ví dụ như kết quả giáo dục về lòng yêu nước, yêu CNXH, hiệu quả này liên quan đến tính bền vững tương đối của các trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội.

– Hiệu quả trước mắt thể hiện trong hiệu quả kinh tế, xã hội, trong tâm trạng chính trị hoặc trong các hoạt động trước mắt. Hiệu quả này liên quan đến các quá trình tâm lý xã hội có vai trò tác động giáo dục của cán bộ làm công tác tư tưởng. Loại hiệu quả này có thể dùng các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, văn hóa, ý thức làm thước đo.

 – Hiệu quả trực tiếp của một biện pháp hoặc một hoạt động tư tưởng như tác dụng của một bài nói, một bài báo, một bài giảng. Đây là hiệu quả cụ thể và trực tiếp trên 2 mặt tuyên truyền giáo dục và cổ vũ hành động. Trong điều kiện đổi mới, dân chủ và công khai, công tác giáo dục lý luận và báo cáo viên góp phần giữ vững niềm tin, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, giải phóng tiềm năng trí tuệ to lớn của nhân dân, nhằm đưa CNXH phát triển lên một giai đoạn mới.

Cả ba loại hiệu quả này đều được thể hiện ở tính tích cực của từng thành viên và của tầng lớp quần chúng trong hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày.

Hoạt động báo cáo viên nếu làm ngược lại, nó có thể trở thành lực lượng kim hâm sự tiến bộ, và làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong tâm lý xã hội.

5 – Uy tín của báo cáo viên.

Trong quá trình phát biểu trước công chúng được coi là hệ thống quản lý đặc biệt. Người báo cáo viên là mắt khâu quản lý tích cực, suy cho cùng trạng thái của toàn bộ hệ thống phụ thuộc vào mắt khâu đó. Vì thế báo cáo viên phải có phẩm chất và cả uy tín. Phẩm chất cơ bản là gì? Thế giới quan Mác Xít và niềm tin vào dường lối đổi mới của Đảng ta trong tình hình bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, dám bảo CNXH nước ta đạt đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình”. Thế giới quan Mác Xít và niềm tin vào sự đổi mới đất nước, trình độ chính trị cao là hạt nhân của cấu trúc nhân cách người báo cáo viên, đồng thời cũng là tiền đề khách quan cơ bản của sự thành công trong hoạt động của họ. MI-Calinin nói rất đúng về điều này : “thế giới quan Mác Xít đối với người cộng sản cũng giống như ông kính thiên văn vô cùng to lớn của nhà thiên văn học, hoặc giống như cái kính hiển vi của nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đối với nhà chính trị, với người làm công tác xã hội, thế giới quan Mác Xít mang lại cho họ khả năng hiểu biết đúng dần, toàn diện hoàn cảnh mà trong đó họ làm việc, khả năng tổ chức quần chúng và dẫn dắt quần chúng bước vào cuộc đấu tranh”. Nhân cách người báo cáo viên thể hiện ngay trong chất lượng bài nói của họ. Chất lượng đó là thể hiện bản chất giai cấp, luôn hướng việc đánh giá tất cả các hiện tượng theo lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin ở tỉnh không khoan nhượng đối với những quan điểm phản khoa học và đối với hệ tư tưởng của kẻ địch. Phẩm chất của báo cáo viên không phải chỉ biểu hiện khi họ lên bục giảng, mà còn biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. Người báo cáo viên chân chính, lời nói và việc làm phải thống nhất. Hết lòng ủng hộ mọi cái mới, cái tiên tiến, ra sức năng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, tăng cường kỉ luật lao động thì chính người báo cáo viên cũng phải là người sản xuất tiên tiến, người đề xuất cái mới. Chúng ta có nhiều người như vậy trong các đơn vị doanh nghiệp ở cơ sở sản xuất. Nếu người báo cáo viên này khi trên bục giảng thì tuyên truyền cho những nguyên tắc đạo đức cao cả, còn bản thân lại sống theo những đạo lý khác, tất yếu sẽ dẫn đến sự phá giới lời nói”. Rất dễ hiểu là người ta sẽ mất lòng tin đối với người bảo các viên như thế. Không thể có tính nguyên tắc riêng cho mình và cho bạn bè, chỉ có một nguyên tắc chung, đó là nguyên tắc của Đảng.

Ở người báo cáo viên còn có những phẩm chất khác nữa giúp cho họ thực hiện vai trò của mình. Cùng với tính thật thà, ý thức kỉ luật, họ còn có sự say sưa, lòng ham mê với công việc, có tình yêu thương và sự tôn trọng đối với con người, tính khiêm tốn, chan hòa, giản dị. Như vậy, người báo cáo viên tốt có những phẩm chất riêng, có đức tính dễ thiện cảm, tức là đức tính chan hòa, lòng khát vọng về lợi ích của mình và của mọi người, khả năng thiết lập, sự tiếp xúc tình cảm và gây được lòng tin đối với mọi người. Những người báo cáo viên xuất sắc của chúng ta có những phẩm chất như vậy. Họ luôn luôn sống trong lòng quần chúng và mọi người luôn luôn muốn gần họ. Bản thân khả năng giao tiếp cũng giúp cho họ đạt được ảnh hưởng theo ý muốn đối với quần chúng, Rất tiếc không phải tất cả báo cáo viên để có những phẩm chất như vậy. Có người thậm chí không có khả năng tiến hành một buổi nói chuyện bình thường. Đã đem “cái nghiệp báo cáo viên, điều quan trọng là phải nói được, biết lôi cuốn người nghe, chinh phục được sự chú ý của họ. Chỉ có như vậy mỗi buổi nói chuyện, hoặc giảng bài mới mang tính chân thành, đáng tin cậy và có hiệu quả. Tất nhiên trong quá trình nói, trong quá trình giao tiếp, nghệ thuật biểu hiện phải hoàn toàn không một chút gì giống với những thủ đoạn dối trá đối với xung quanh, với thói xu nịnh đối với người nghe, là điều rất dễ thấy trong tuyên truyền phi Mác Xít của kẻ địch.

Người báo cáo viên cần có đức tỉnh điềm đạm, có thái độ đúng mực đáp lại sự phản ứng của người nghe một cách sinh động. Và, phải thay đổi lại nội dung và hình thức thông tin, tỏ rõ thái độ đúng mực đối với những phản ứng và những câu hỏi đặt ra của người nghe. Trong bất cứ giai đoạn nào của công việc, báo cáo viên phải khắc phục những nhược điểm về tính cách, về phát âm lỗi chính tả, ngữ pháp, khi bắt gặp những từ vựng, tiếng nước ngoài, tên tuổi người ngoại quốc, phải đọc và nói cho dùng âm tiết, đùng người, đúng sự vật, hiện tượng. Phải tìm một phong cách nói của riêng mình, xây dựng cho mình một kiểu giao tiếp đẹp, với con người. Tránh phô trương, tự đắc, phồng má trợn mắt, khua chân múa tay, đi đi lại lại, làm người nghe khó chịu về phong cách của mình.

Tóm lại, nếu báo cáo viên không khiêm tốn, tự khép mình vào khuôn khổ có phương pháp nghiên cứu các bộ môn và các khoa học quan trọng nhất, thì diễn giả không thể là người đáng được ca ngợi là báo cáo viên giỏi, lòi nói chỉ được tô điểm và xáo trộn trên cơ sở hoàn toàn hiểu biết môn học. Nếu trong lời nói không chứa dụng nội dung đã được người nói hiểu thấu đáo thì sự diễn đạt bằng lời chỉ là chuyện ba hoa, rỗng tuyếch và thậm chí là chuyện tầm phào vớ vẩn. Báo cáo viên không thể thuyết phục được người nghe về điều mà chính bản thân mình chưa nghiên cứu đến nơi, dên chốn, điều mà chính mình cũng chưa được thông suốt. Bài nói chỉ có kết quả một khi giữa tri thức của người tuyên truyền và sự am hiểu của những người nghe tôn tại một “hiệu thể” nhất định.

Từ những điều trên, bước đầu tìm hiểu, phân tích yêu cầu công tác báo cáo chúng tôi xin kiến nghị ở TW và Nhà nước.

1 – Nhanh chóng đưa việc đào tạo cán bộ làm báo cáo viên ở bậc đại học, đi vào chính qui và có chất lượng tốt. Trong toàn bộ qui trình đào tạo, cần đặc biệt quan tâm tuyển chọn những người có năng khiếu thực sự nói và viết. Đồng thời phải chú ý thỏa đáng cho việc trang bị những kiên thức nghiệp vụ cần thiết, ví dụ: Văn học, tâm lý học, phương pháp sư phạm, tuyên truyền kinh tế, chính trị và một số bộ môn khoa học xã hội khác như âm nhạc, hội họa, sân khấu, tin học … Đi liền với nó là việc tiến hành bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ báo cáo viên đang công tác ở cơ sở nhằm cung cấp thông tin mới, trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật và phương pháp tuyên truyền, cũng như các tri thức mới về công tác quản lý báo cáo viên.

2 – Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở cần hình thành đội ngũ báo cáo viên đủ mạnh góp phần đắc lực vào công tác thông tin tư tưởng cho các ban, ngành, Trung ương đến cơ sở, các quận, huyện và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp đỡ các Ban tuyên giáo cơ sở đủ sức đảm nhiệm chức trách thông tin tư tưởng của đơn vị. Đối với các trung tâm giáo dục chính trị, cần tiêu chuẩn hóa báo cáo viên, Ngoài các tiêu chuẩn qui định của Trung ương cho các báo cáo viên, cần chú ý bồi dưỡng phương pháp sư phạm, nghệ thuật nói và viết cho từng đối tượng người nói. Khắc phục tối đa khiếm khuyết báo cáo viên nói ngọng (l-n, s-x, ch-tr…) nói lắp, nói không sôi tiếng “tây” đơn giản tên người, tên địa phương … Nếu những khuyết tật đó không sửa dược, nên sắp xếp các báo cáo viên đó làm các công việc nghiên cứu, chỉ dạo, quản lý, tổng hợp công tác thông tin tư tưởng, hoặc các công tác khác.

3 – Trung ương và Nhà nước, đặc biệt là các cấp lãnh đạo cơ sở cần tạo điều kiện thuận lợi về chế độ đãi ngộ lẫn trang thiết bị phương tiện kĩ thuật cần thiết, nhằm khuyến khích đội ngũ báo cáo viên vì họ là những chuyên gia đặc biệt của mặt trận tư tưởng, để họ góp phần tích cực vào đổi mới cơ chế thông tin hai chiều, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nói là một quá trình phức tạp và không đơn điệu. Nghệ thuật nói là hợp chất của niềm tin vào chế độ và trình độ thế giới quan của báo cáo viên, là hợp chất của vốn hiểu biết rộng và trình độ cao về văn hóa chung của cán bộ làm công tác bảo cáo viên, với một tổng thể các tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong diễn thuyết. Yêu cầu của báo cáo viên mang tính chất tổng hợp, trong lý luận đó phải thể hiện những yêu cầu cơ bản của các văn kiện của Đảng về các vấn đề của công tác tư tưởng và hoạt động tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng. Các cán bộ báo cáo viên của chúng ta hiện nay đang là một trong những hình ảnh trung tâm của công tác tư tưởng của Đảng. Vì vậy báo cáo viên phải vừa là tác giả, vừa là đạo diễn và là diễn viên chính. Công tác báo cáo viên ở cơ sở phải bám sát mặt trận tư tưởng của Đảng, yêu cầu thực chất của báo cáo viên phải là người trinh sát, người bạn đường thường xuyên của cuộc sống. Nghiệp vụ báo cáo viên rất công phu, vì thế còn biết bao nhiêu điều cần thiết mà chúng ta có thể bàn thêm và bổ xung tiếp. Sự rèn dũa và tự nâng mình ngang tầm là yêu cầu rất lớn không phải thời gian ngày một ngày hai đôi với bất kỳ báo cáo viên nào muốn thành công.

LÊ VĂN