Nguyễn Thu Hoàng Yến
Học viên Cao học- Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt:
Nội dung chính trong các tác phẩm thơ về tình yêu của Đinh Thị Thu Vân là
hướng về một tình yêu trường cửu vô biên, tình yêu không bao giờ có giới hạn.
Muốn có được hạnh phúc trong tình yêu và muốn có được một tình yêu trọn vẹn thì con người phải biết khám phá, hoà hợp và tin yêu. Các bài thơ được mở ra với niềm khao khát của người con gái khi yêu. Tình yêu được khám phá bằng đôi
mắt, biểu hiện của sự khát khao hiểu biết và hòa hợp. Tiếp theo là những đặc trưng của cuộc đời, trái tim và tình yêu. Những nỗi niềm đau khổ với tình yêu, bao la, vô tận và bí ẩn của cuộc đời, trái tim và sự vô biên của tình yêu. Với bà, tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.
+ MỞ ĐẦU
Đinh Thị Thu Vân vừa là bút danh vừa là tên thật, sinh ngày 23-8-1955, quê
quán ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Cô là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long.
Thơ Thu Vân lúc nào cũng đầy ắp một chữ tình. Sở hữu một dòng thơ đầy
nữ tính, chân thật mà thanh nhã, Đinh Thị Thu Vân làm thơ để trở thành chính
mình thay vì để trở thành người khác! Không biết ở tuổi nào mà Đinh Thị Thu Vân viết “Em bây giờ nghe yếu ớt tựa mầm cây”. Thơ tình là thơ muôn thuở mà thơ thất tình lại là thơ hay nhất. Khao khát yêu thương và còn lại những bài thơ thất tình đầy chất nữ tính nhưng không trang điểm dù chỉ một chút, đấy là thơ Đinh Thị Thu Vân.
+ NỘI DUNG
Tình yêu say đắm.
Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nhưng không phải vì thế mà
nó thành đơn điệu và nhàm chán. Thơ tình yêu của Đinh Thị Thu Vân chân thành
nhưng không kém phần cháy bỏng, nồng say. Có thể, cuộc sống mỗi người sẽ trải qua nhiều chặng đường khác nhau. Mỗi chặng đường để lại một dấu ấn, một sắc màu riêng. Trong mỗi chặng đường ấy chúng ta cũng sẽ gặp một người đặc biệt, một nhóm người đặt biệt, có thể sẽ lướt qua như những áng mây trôi nhưng cũng có thể để lại một dấu ấn đẹp không bao giờ phai hoặc một một nỗi buồn day dứt, thậm chí có khi là sự sợ hãi…thấm nhuần tình yêu và cảm xúc cháy bỏng đó được thể hiện sâu sắc trong những bài thơ dưới đây của Đinh Thị Thu Vân:
“em đã chiều chuộng trái tim mình, chiều chuộng nỗi cô đơn
lao đến bên anh, thêm một lần ruổi dong khao khát
thêm một lần khổ đau đoán trước
thêm một lần cay đắng nặng oằn vai”
(Viết trước một ngày mai)
Trong bài thơ “Viết trước một ngày mai”, chúng ta thấy được một tình yêu
say đắm, cuồng nhiệt có phần bi lụy, đau đớn bởi sự rong ruổi, chờ đợi khát khao
được yêu. Tác giả diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phongBphú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hợp, phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ trong tình yêu vô vọng và cũng mong manh này. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ. Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới. Thơ của Thu Vân cũng như cuộc đời đa cảm của thi sỹ, một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và những vần tơ tình xúc cảm ấy khiến bao nỗi lòng phải thổn thức:
“chẳng huyệt lạnh nào có thể vùi chôn
em không chết sau ngày tím tái
sống để đau
sống để thêm cho mình gia tài đày ải
sống để sững sờ lặng điếng trước phân ly…”
(Đợi)
Bước vào những vần thơ yêu mãnh liệt nhưng cũng đầy ai oán trong bài
“Đợi” chúng ta thấy được sự tức tưởng bất lực trong tình yêu, càng yêu nhiều lại
càng đau nhiều, nỗi đau của tình yêu đã dần tím tái ứ đọng tâm hồn, chỉ có cái chết mới có thể làm vơi đi nỗi đau dày xéo tâm can, vì càng sống, tình yêu đau khổ này lại càng nhuốm màu vàng úa tâm hồn. Chỉ có tình yêu làm cho con người ta hạnh phúc nhưng cũng chỉ có tình yêu có thể dày vò, đày đọa trái tim con người, thật nghịch lý, thật trái ngang, nhưng tình yêu không thể giải thích bằng lý trí mà chỉ có trái tim luôn thổn thức, hừng hực rồi tổn thương tột cùng. Đây chính là cái hay trong thơ tình của Đinh Thị Thu Vân, có yêu say đắm, có khát khao cháy bỏng nhưng lại chứa đựng nỗi sầu thiên thu:
“chẳng phải yêu đâu – là em đang cạn máu đang khát đến tận cùng, đang cháy đến tàn hơi đâu phải là yêu – em đốt đời em lần cuối
phó thác tàn tro quanh quẩn dưới chân người !”
(Em không thể cam lòng trôi nổi)
Vì những ước thề cho nên cả hai cùng phải vượt qua những thử thách về
không gian, thời gian để đến được con đường hạnh phúc. Dẫu biết chờ đợi trong
tình yêu nó rất mong manh, chỉ cần những một người xúc động với những mối
quan hệ xung quanh có thể làm thay đổi cả một câu truyện tình yêu. Những vần thơ trong “Em không thể cam lòng nổi” đã diễn tả sâu sắc nỗi chất chứa tình cảm nhớ nhung sâu đậm, khát khao cháy bỏng trong tình yêu, nỗi nhớ ấy cứ cháy bỏng hiện hữu khắp mọi nơi, nhớ tình hình bóng quen thuộc, nhớ từng cử chỉ khi yêu, càng nhớ thương nhiều lại càng đau đớn khôn nguôi:
“Có thể vì anh đã quen nhận từ em những hy sinh lầm lũi
những chăm chút tận tình từ một phía thủy chung
trăm ngày đợi vạn ngày trông rồi muôn ngày nổi trôi hy vọng
đã thành quen – em đã biết tự vun trồng”
(Say buồn)
Trong bài “Say buồn” Đinh Thị Thu Vân đã khắc họa tình yêu khi say, tình
yêu ấy thật lạ, thật mơ màng nhưng cũng say đắm, tức tưởng. Những xúc cảm về tình yêu khi say là cách đơn giản nhất để bạn giải toả những nỗi niềm kìm nén ta mà khi tỉnh ta không thể nói ra được. Khi say là lúc mà ta luôn trải lòng về những chuyện tình cảm một cách thật lòng nhất, có thể nói rằng những lời nói khi say là những lời xuất phát từ đáy lòng của mình.
Cuối cùng, tình yêu say đắm có phần bi lụy đau thương được Đinh Thị Thu
Vân gửi vào những vần thơ cảm xúc của bài Những câu thơ khụy xuống:
“những câu thơ lụy nhớ
hồn sẽ phai bao giờ?
chưa kịp nghiêng vai trút
sao tái tê đã tràn
em ấm đầy nước mắt
mà lòng anh lạnh căm …
những câu thơ khụy xuống
chết non niềm sắt son…”
Bài thơ có tứ hay, lời da diết, nghe trong thơ có sóng gió của cao rộng đất
trời và sóng gió trong biển lòng dào dạt của con người. Đó là tiếng nói, là vang
vọng của một tình yêu nói chung, đúng cho mọi người, chung cho muôn đời. Thế
nhưng, tình yêu còn là rất riêng; và cái phần riêng đó thật sự chi phối để làm nên cả hạnh phúc và đau khổ, cả bù đắp và chia sẻ, cả gắn nối và chia phôi, cả niềm vui và xót xa…Tình yêu son sắt, thủy chung
Thơ tình của Đinh Thị Thu Vân tô đậm nét cảm nhận về tình yêu trần thế. Bên
cạnh nhu cầu về một hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, sự thức tỉnh những nhu cầu cá nhân còn thể hiện ở nội dung: khẳng định cá tính. Thơ cô đã khẳng định con người – cá nhân – tình yêu rất mạnh mẽ, cuồng nhiệt, đam mê, thủy chung, son sắt. Cái tôi trong thơ Thu Vân là cái tôi dồi dào cảm hứng lãng mạn – một cái tôi lúc nào cũng khao khát yêu và được yêu.
Một tình yêu mãnh liệt sẽ mang mọi người lại với nhau. Đối với cô, yêu
đương cháy bỏng, hết long, yêu hết tâm can và muốn được yêu nhiều hơn thế nữa được cô thể hiện rất rõ trong bài thơ Điệp khúc:
“yêu cho hết lòng em vẫn e rằng chưa đủ
thương đến cuối cuộc đời
biết đâu còn dở dang”
(Điệp khúc)
Có lẽ trên đời này điều trân trọng nhất của một người con gái chính là hết
lòng vì người mình yêu, yêu đến nỗi chẳng màng đến điểm dừng của tình cảm trao đi thì chắc có lẽ chỉ có tinh yêu nồng nhiệt của Đinh Thị Thu Vân “yêu cho hết lòng em vẫn e rằng chưa đủ”. Khi yêu rồi, cô không để tâm quá nhiều đến được – mất, đúng – sai nữa, yêu như chưa từng được yêu, yêu là lẽ sống của cô “thương đến cuối đời/biết đâu còn dang dở”. Bởi khi yêu và được yêu, con gái yêu thật lòng, nàng sẽ trao trọn con tim và cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên bạn.
Đọc thơ cô, ta bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ biết quí trọng từng giây
từng phút được sống trong tình yêu và thấy được một khao khát trước một tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung, son sắt. Cô yêu cho đến hơi thở cuối cùng:
“yêu như là cạn tim
yêu như là cạn máu
không còn lần yêu thêm!”
(Mang nỗi buồn tay trắng)
Có thể hình dung Đinh Thị Thu Vân là “người đàn bà yêu”. Ấn tượng về cái
vẻ bên ngoài “e lệ” trong cảm nhận thoáng qua của những ai mới gặp chị, sẽ “vỡ
vụn” nếu đọc thơ chị. Dù “trôi về hướng nhớ” nhưng không đơn giản chỉ là thương nhớ: “Sao có thể chỉ gọi là thương nhớ /nỗi tương tư tiền kiếp mãi sôi trào”. Cô đơn, tuyệt vọng trong tình yêu
Buồn và cô đơn là hai trạng thái tinh thần phổ biến trong thơ Mới (1932 –
1945) nhưng lại hiếm gặp trong thơ ca giai đoạn 1945 – 1975. Tuy nhiên, đến cuối
thế kỉ XX nỗi buồn và sự cô đơn của cái tôi cá nhân lại “phục sinh” trong thơ của
nhiều nhà thơ, trong đó có Đinh Thị Thu Vân. Các tập thơ của cô không chỉ có
niềm khao khát, cuồng nhiệt trong tình yêu mà còn có cả nỗi buồn, sự cô đơn và
tuyệt vọng.
Đau khổ, cô đơn là sự biểu lộ về “cái tôi” đậm nét. Cái tôi cô đơn trong thơ
cô cũng có nhiều biểu hiện phong phú, phức tạp. Trước hết là cảm giác bơ vơ,
trống trải vì không tìm được “tri âm” trong trái tim mình, như các bài: Có thể buồn
hơn không, Không đề, Trái tim rao bán, … Nỗi cô đơn thấm đẫm trong thơ của cô:
“của em chưa nỗi buồn sâu đáy mắt
câu thơ bay trong giấc ngủ chập chờn
của em chưa ngọt ngào anh đánh mất
giữa trưa chiều hoang lạnh lắm cô đơn”.
(Cuối con đường đơn chiếc)
Hay:
“trong khuất vắng lòng anh, em đã đến
vội vàng yêu như chẳng cách nào hơn
thêm lần nữa đời trôi không bờ bến
phía chân trời rờn lạnh nỗi cô đơn”.
(Không đề)
Tâm trạng của cô dường như đồng nhất, hòa nhập vào giấc ngủ trong chiều
hoang lạnh, giá buốt. Phải chăng vì thế mà lời thơ cất lên đầy bi ai, thống thiết?
Hãy để tai mình cùng mắt mình và mọi giác quan cùng tham dự vào hồn thơ của cô mới thấy nỗi cô đơn – hay là tâm hồn thi sĩ như lửa tự giấu mình trong đêm đang đòi bùng cháy cùng hồn tri âm tri kỷ.
Cái tôi của Thu Vân cô đơn đến khắc khoải và đơn độc. Cô đã chủ động đi
tìm mình, giải nghĩa và cố rũ bỏ nó để sống và để yêu trong tiếc nuối:
“em đâu tiếc… chỉ là hoang lạnh quá
là cô đơn là rét buốt tê hồn
em đâu tiếc, chỉ là không cánh cửa không chút lòng bám víu để đầy vơi!”
(Không phải tình yêu)
Hay:
“nửa niềm hy vọng đang vơi
tôi ngơ ngác tiếc đời tôi phai tàn”.
(Nửa niềm hy vọng đang vơi)
Mang motif đối thoại với chính mình trong tư thế tự ngắm mình: “Tôi gọi
tên tôi”. Đây là một trong những trạng thái muốn tách mình ra khỏi thế giới để
được thấy mình, cái tôi rõ nhất. Motif đi tìm bản thân là một motif chứa đựng khát
vọng khẳng định mình. Cô vươn lên luyện trái tim cứng cáp, tự nhủ và chiêm
nghiệm, nhạy cảm phô bày tất cả cái tốt đẹp lẫn cái phù phiếm ấy:
“chưa qua hết những cung đường trôi nổi tháng sáu mưa tôi dừng lại để
quay về tháng sáu mưa tôi ngồi nghe cô quạnh nhắc thôi hãy quay về.
mình yêu lấy mình thôi”.
(Phù du ơi phù du buồn đến nỗi…)
Nỗi cô đơn còn đến từ cảm giác bất lực trong việc níu giữ bước đi tàn nhẫn
của tình yêu, bất lực trước người vô tâm khi cô đã cố níu giữ nó:
“không giữ được trên bờ mi được nữa
nước mắt em sẽ tan vỡ mai này
đành phải khóc trước nhau lần cuối
trước vô tâm người đã tặng cho người”.
(Là ngày mai đừng vội hôm nay)
Trong tình yêu của cô hoan toàn mang một cảm xúc buồn và cô đơn trong
tuyệt vọng, lúc nào cũng trang trạng thai lòng muốn buông thả và mặc kệ đời
Nhưng có thể với cô, cuộc sống mà lúc nào cũng bằng phẳng quá thì nó trở nên vô vị. Sự cô đơn không đáng sợ, đáng sợ nhất là có người bên cạnh mà vẫn cảm thấy cô đơn “đành phải khóc trước nhau lần cuối/trước vô tâm người đã tặng cho
người”. Tình yêu luôn làm cô mệt mỏi chán chường, và nó sẽ trở nên tuyệt vọng
hơn khi không có ai để chia sẻ những nỗi buồn, sự ấm ức trong lòng ngoai nước
mắt “không giữ được trên bờ mi được nữa/ nước mắt em sẽ tan vỡ mai này”. Và đó là lúc nữ thi sĩ phải thốt lên những lời than trách với chính mình bằng những câu thơ tuyệt vọng.
Vì thái độ chấp nhận, vì ý thức được tình thế như nó đang tồn tại, vì biết
dừng lại với sự dịu dàng đầy kiêu hãnh nên:
“sớm nay
tôi buông mây
buông gió
buông người
buông chối bỏ lòng tôi rệu nát”
(Mãi còn với tàn khuya)
Tình yêu thực sự là như vậy, có người định mệnh không ở bên cạnh nhau. Vì
điều này, người phụ nữ trong thơ Đinh Thị Thu Vân luôn bị tổn thương về mặt tình cảm, thi sĩ luôn giữ bí mật về những mối quan hệ đã qua của mình và có nhiều cảm xúc lẫn lộn “buông chối bỏ lòng tôi rệu nát”. Tình cảm là thứ mà cô ghiểu rõ không thể cưỡng cầu, thật vô nghĩa. Cảm giác rời xa nhau là những điều đau khổ nhất mà cô phải đối mặt. Mặc dù chưa có ai chết vì chia tay (có thể là vậy), nhưng cảm giác đó giống như tâm hồn thi sĩ đã mất đi người bạn thân thiết nhất nhất của mình. Điều đó thật đau đớn. Việc buông bỏ 1 người mà cô còn yêu có thể rất đau đớn và quặng lòng. Nhưng hơn ai hết, cô hiểu và cảm nhận được trong trái tim rằng đã đến lúc, cô nên học cách buông bỏ trong tình yêu, “tôi buông mây/ buông gió/ buông người”. Phải chăng vì lẽ đó cô lại càng thấy buồn, cô đơn và buông lơi mọi thứ?
Đinh Thị Thu Vân sẵn sàng thế chấp tất cả vì tình yêu cho dù đó chỉ là tình
yêu đơn phương, không được đền đáp, không được nhận lại và không được chia sẻ.
Thế nhưng cô cũng đã tự giễu chính mình bằng những câu thơ đầy chua xót, tuyệt vọng khi những khao khát về một hạnh phúc đời thường cũng không thể có:
“đủ tất cả chỉ là không thể có
một căn phòng và gối ấm nghìn đêm
một buộc ràng bền bỉ bình yên
một ngăn bếp rộn tiếng cười son sắt”
(Lá khô)
Ước ao của cô chính là ước ao bình thường của bao người phụ nữ, một
người yêu nồng nàn, một người vợ tảo tần, thủy chung, một người mẹ luôn chở
che, yêu thương con. Bên cạnh khát vọng tình yêu lí tưởng là khát vọng ve tình
yêu, hạnh phúc đời thường cũng không thể trọn vẹn.
Thu Vân yêu cuồng nhiệt, cháy bỏng nhưng đổi lại là những mất mát, đổ vỡ
và thất vọng tột cùng:
“tháng sáu mưa, tôi ngồi nghe gió nhắc
vạn dặm đường mây…tơ tóc xa mù vạn dặm đường
thương tình yêu tàn tạ khuất tàn tạ niềm hi vọng giữa phù du”.
(Phù du ơi phù du buồn đến nỗi…)
Chúng ta nhận ra ngay sự tuyệt vọng trong thơ cô. Quá tha thiết với cuộc
sống và tình yêu vì thế khi chạm phải ít nhiều sai lệch với tâm tưởng của mình đâm ra hoài nghi rồi dùng nỗi đa cảm vốn có để trấn an, khỏa lấp.
Đau lòng nhất trong tình yêu không phải là lúc bạn rơi nước mắt mà chính là
thời điểm bạn chỉ có thể lặng thinh mà không thể thốt lên lời. Có lẽ bi thương nhất đối với một người phụ nữ khi yêu không phải là lúc rơi nước mắt vì yêu. Bởi còn yêu, còn thương thì còn có thể vì đối phương mà rơi lệ. Đến khi nỗi đau chai sạn, Thi sĩ cũng khóc cạn nước mắt thì cách duy nhất là im lặng gặm nhấm tổn thương là lựa chọn sau cùng cô.
+ KẾT LUẬN
Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc: Lãng
mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si
mê, lỗi lầm…, thơ Đinh Thị Thu Vân cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ yêu chính là nguồn sống. Hơn ai hết Thu Vân thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi cô gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Những dòng thơ trên là xúc cảm của nhân vật trữ tình, của thời con gái trẻ trung nhưng lại chịu nỗi mất mát trong cuộc tình. Dường như Thu Vân là người đã chọn hạnh phúc nghiêng về phía cho, một cách vô tư và tin cậy nhưng chưa hẳn cuộc đời đã đối xử công bằng với một ai, càng yêu nhiều,càng hy sinh, càng sắt son thì lại càng cay đắng, đớn đau đến tột cùng tâm can.