Tập thơ TRĂNG LẠNH

“Trăng Lạnh” sâu lắng nỗi niềm Trần Thế Tuyển

Nhà thơ PHÙNG HIỆU

Tập thơ Trăng Lạnh của Đại tá, nhà thơ Trần Thế Tuyển gồm 61 bài thơ được chia làm 3 phần; Phần 1: Trăng Lạnh gồm 27 bài thơ là những bài thơ thể hiện tình cảm nội tâm, sự trải nghiệm củacuộc sống, tâm tư đời người và tình yêu đôi lứa. Phần 2 và 3 gồm 34 bài thơ tác giả viết về tìnhmẹ, tình đồng đội, văn hóa vùng miền, quêhương, đất nước được anh viết trong khoảng thờigian 2 năm trở lại đây. Gửi bảnthảo tập thơ, anh nói: “ Chú là người đọc thơ, biêntập và đăng thơ anh nhiều nhất, tất nhiên chú hiểunhiều về thơ anh, thế nên anh chọn chú là ngườiviết lời giới thiệu cho tập thơ này”. 

Tôi nhận lời và chính vì vậy nên tôi đọc thật chậm và thật kỹvề tập thơ anh. Và có thể nói, Trăng Lạnh khôngchỉ là một bản tổng kết một khoảng thời giansáng tạo gần đây nhất của một ngòi bút vănchương dày dạn, mà còn là một hành trình cảmxúc đi sâu vào những miền ký ức và tâm tư củatác giả. Với tư cách là hội viên của Hội Nhà vănThành phố Hồ Chí Minh và Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Thế Tuyển đã chứng tỏ đượctrách nhiệm của nhà văn với bút lực dồi dào vàkhả năng sáng tạo của mình qua nhiều thể loại vàphong cách viết, từ thơ đến truyện ký và trườngca.

Tập thơ Trăng Lạnh của nhà thơ, nhà báo TrầnThế Tuyển tiếp nối truyền thống của những tácphẩm trước đó như Dấu chân của Mẹ, Câu hỏiđời người, và Mẹ. Nơi đây, bạn đọc sẽ tìm thấynhững suy tư sâu sắc về cuộc sống, thời gian vàtình cảm qua lăng kính của một nhà thơ đã từngtrải qua nhiều thử thách và trải nghiệm phongphú. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khámphá những bài thơ tiêu biểu từ tập thơ này, đặcbiệt là những tác phẩm viết về mẹ và đồng đội – một chủ đề luôn chiếm vị trí đặc biệt trong tráitim của Trần Thế Tuyển.

“Trăng Lạnh” như mở đầu tập thơ với một khôngkhí vừa ấm áp vừa se lạnh của những đêm cuốiđông. Trăng, với ánh sáng dịu dàng của nó, trởthành biểu tượng cho nỗi nhớ và tình yêu đầychất thơ: “Trăng cuối đông phơi mình trên vòmcây/ Trăng nhớ ai mà ánh nhìn da diết/ Nhữngđám mây cuối trời mải miết/ Biển Nha Trang chưa xanh thế bao giờ” (Trăng lạnh).

Ánh trăng trong bài thơ không chỉ phản chiếu nỗinhớ mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa khônggian và thời gian, nhấn mạnh sự tồn tại của ký ứcvà cảm xúc trong sự rộng lớn của vũ trụ.

“Xin Cho Tôi Ngọn Lửa” là sự tìm kiếm nhữnggiá trị tinh thần và cảm xúc đã qua, là cách để tácgiả đối diện với nỗi cô đơn trong hiện tại. Hìnhảnh ngọn lửa trong bài thơ là của tình yêu và kýức, của sự khát khao và mong mỏi được trở vềvới những ngày xưa ấm áp: “Xin cho tôi ngọnlửa/ Như một thời gặp em/ Ai phía sau cánh cửa/ Mái tóc ngát hương sen” (Xin cho tôi làm ngọn lửa).

Gần cả đời gắn bó với binh nghiệp và đồng hànhcùng con chữ, khi đến tuổi xế chiều thì nhà thơngẫm ra: “Ngẫm đời trước cửa bình minh/ Nghe trong tiếng gió nhục vinh đã từng/ Thương người, thương đến vô chừng/ Ghét người ghét cả danhxưng cõi trần” (Ngẫm Bình Minh). “Ngẫm Bình Minh” là một suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, vềsự vinh quang và những gì tạo nên giá trị của mộtcon người. Nhà thơ đã dùng thơ để khái quát mộtcái nhìn tổng thể về đời người, nhấn mạnh rằngsự hiểu biết và trải nghiệm chính là chìa khóa đểcó được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, để:”Ta còn một chút với đời/ Như tia nắng ấm cuốitrời đông sang/ Ta còn một chút lang thang/ Như vầng mây trắng miên man bầu trời”. Như vậygiữa cảm xúc và hình ảnh được lồng ghép lại đểtạo ra một bản tổng kết về những gì còn lại trongcuộc đời và hình ảnh của nắng, của mây và mùaxuân, làm nổi bật sự thanh thản và sự chấp nhận những gì còn lại.

Mải mê với công việc với những chuyến công tácxa, theo đuổi, khám phá hành trình văn chươngvô tận, chợt một ngày nhà thơ giật mình khi tócđiểm hoa sương: “Đầu tôi mây trắng bồng bềnh/ Như thời xưa ấy giữa thênh thang rừng/ Lối xưatưởng đến vô cùng/ Vẫn vô cùng mãi điệp trùngnúi non” (Mây trắng bồng bềnh). Rồi anh mệtnhoài với những án văn kí tự với những ước mơchưa hoàn thành: “Ta mệt nhoài bên bờ ảo vọng/ Mấy chục năm dằng dặc nỗi niềm
Như áng mây bay về quá khứ/ Cứ đuổi đeo giấcmộng thần tiên”.
Khổ thơ cho thấy, sự ra đikhông chỉ là sự kết thúc mà còn là sự quay về vớinhững ký ức và mơ ước còn dang dở.

Ở phần 2 và phần 3 của tập thơ là những bài thơtheo lối ngôn ngữ hiện thực nhưng mang đậmchất trữ tình và lòng yêu nước, thể hiện nhữngcảm xúc sâu lắng và chân thành về quê hương, mẹ hiền, đồng đội và lịch sử dân tộc: Bài thơKhông thấy mẹ ngồi bậu cửa làm tôi thấy ở đấycó sự đồng cảm lẫn sự xúc động qua những câuthơ: “Không thấy mẹ ngồi bậu cửa/ Quạt nan phe phẩy sớm chiều/ Lòng con ngút ngàn ngọn lửa/ Mẹ còn ở lại bao nhiêu?/ Không thấy mẹ ngồi bậu cửa/ Phe phẩy quạt nan ngóng chờ/ Ngưới lính nào đi qua ngõ/ Mẹ nghĩ con về trong mơ!”.Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương và lòng biết ơnsâu sắc của người con dành cho mẹ. Hình ảnh”mẹ ngồi bậu cửa” là biểu tượng của sự chờ đợi, lo lắng, và tình yêu thương vô bờ bến của tình mẹdành cho con. Từng câu thơ như là lời tự sự củangười con xa nhà, cảm nhận rõ ràng sự mất mátvà nỗi đau khi không còn thấy mẹ ở bên, khiếncho người đọc xúc động mạnh mẽ.

Nhà thơ Trần Thế Tuyển sinh ra khi đất nước cònbị chia cắt, ước mơ ngày thống nhất Bắc Nam làđiều mong đợi của người dân Việt. Ngày ấy, hàngngàn, hàng vạn thanh niên tình nguyện lên đườngnhập ngũ, và chàng thanh niên Trần Thế Tuyểncũng cùng chung chí hướng. 17 tuổi anh lênđường nhập ngũ theo tiếng gọi non sông: “Tổ quốc lâm nguy chúng con chia tay mẹ/ Tráng sĩ lên đường theo gót cha ông”. Con đường anh đidài đến mấy mươi năm, là con đường binh nghiệpgian nan nhưng là con đường lý tưởng.

Chủ đề về biển đảo và hình ảnh của người línhtrong thơ cũng gợi cho ta thấy tình yêu thiêngliêng của người mẹ gắn liền với những đứa con xa và biển đảo. Và người lính hải đảo xa xôitrong những năm dài nơi đầu sóng, ngọn gió từngđêm nghe tiếng mẹ và tiếng sóng: “Đất nước mình bên bờ chân sóng/ Ngàn năm xưa đã nghe sóng ru hời…/ Chúng con lớn lên từ củ khoai, hạt muối/ Đã thì thầm lời mẹ dịu êm/ Đã ầm ầm tiếng sóng đêm đêm/ Tiếng của mẹ lẫn vào tiếng sóng…” (Tiếng mẹ và tiếng sóng). Bài thơ gợinhắc về sự gắn bó giữa mẹ và quê hương, giữatiếng sóng biển và lời ru của mẹ. Tác giả đã thànhcông trong việc lồng ghép hai hình ảnh này, tạonên một cảm giác sâu lắng về tình yêu quê hươngvà lòng quyết tâm bảo vệ đất nước của người con. Tiếng sóng biển trở thành biểu tượng cho sựtrường tồn của đất nước và tinh thần bất khuấtcủa dân tộc Việt Nam.

Gần 4 thập kỷ phục vụ trong quân đội, Trần ThếTuyển đã chứng kiến và trải nghiệm nhiều khíacạnh của cuộc sống và chiến tranh, điều này đãảnh hưởng sâu sắc đến phong cách sáng tác củaanh. Những trải nghiệm đó không chỉ là chất liệucho các tác phẩm văn học mà còn là nguồn cảmhứng bất tận cho những sáng tạo của anh. Sựnghiệp của Đại tá, nhà thơ Trần Thế Tuyển là mộthành trình dài và phong phú, từ quân ngũ đến vănhọc, từ công tác báo chí đến sự sáng tạo nghệthuật. Anh không chỉ là một nhà thơ và nhà vănmà còn là một nhân chứng sống của lịch sử, vớinhững câu chuyện và cảm xúc phản ánh sâu sắcnhững giai đoạn khác nhau của đất nước.

Tuy đã về hưu nhưng anh vẫn tham gia vào cáchoạt động mang ý nghĩa xã hội, đặc biệt anh dànhsự quan tâm đến những gia thương binh liệt sĩ, chia sẻ những đau và mất mát trong công cuộcchiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Điều đó đã thôi thúcanh thành lập Hội hỗ trợ Gia đình Thương binhliệt sĩ TPHCM. Anh tham gia những chuyến đi vềnguồn, những chuyến đi tìm  hài cốt

liệt sĩ, nhữngđồng đội đã từng chiến đấu và hy sinh vì tổ quốc. Tôi thật sự ấn tượng qua những bài thơ: Mâytrắng xa xăm, Đồng đội ơi, Tháng Tư Tây Nguyên, Tìm em trên cao nguyên: “Những chàng trai ra đi khi lúa trổ đòng/Hương lúa mới như cánh chim bay tới/ Những chàng trai ra đi khi làng quê thiếu đói/ Củ sắn nùi, cơm nắm mẹ trao/ Các anh không trở về ở lại giữa rừng sâu/ Thân ngã xuống thành đất đai tổ quốc/ Các anh không về quên mình vì đất nước/ Hồn bay lên hoá linh khí quốc gia” (Mây trắng xa xăm). Với 2 câu thơ“Thân ngã xuống thành đất đai tổ quốc Hồn bay lên hoá linh khí quốc gia” cho thấy hình tượngnghệ thuật của thi ca, tuy ta đọc bằng ngôn ngữvăn bản, nhưng lại nhìn thấy được hình ảnh, thiảnh và sự thiêng liêng của dân tộc và tổ quốc. Hai câu thơ này được nhiều đền thờ liệt sĩ trên cảnước dùng như cặp câu đối khắc trước điện thờ.

Những ngày đi thực tế ở Tây Nguyên, trở lạichiến trường xưa Trần Thế Tuyển tuôn trào cảmxúc. Anh đã bậc khóc như đang nhìn thấy, nhưđang tâm sự và an ủi cho đồng đội của mình: “Bạn ngã xuống khi tuổi hai mươi/ Chưa một lần nắm bàn tay con gái/ Chưa một lần nụ hôn nồng cháy/ Đôi môi người bạn gái cùng quê/ Đồng đội ơi!/ Hãy yên nghỉ ngàn thu/ Chúng tôi sống thêm phần đời của bạn/ Sửa lại mái nhà kỷ niệm xưa không cạn/ Tóc bạc phơ, mắt mẹ chờ mong”(Đồng đội ơi). Và trong hàng trăm ngôi mộ liệtsĩ, hình ảnh của một chiến sĩ như hóa thành bóngcây Cơ nia: “Cả nhà “hành quân” về trận địa xưa/ Cùng đồng đội tìm dấu tích em ngã xuống/ Hỏi, mộ em đâu, bạn bè luống cuống:/ Trong 300 ngôi mộ không có tên chắc chắn có chú Thiềng…Em trai tôi nằm đâu/ Chiến trường gần/ Chiến trường xa/ Cuộc hành quân suốt bao năm không mỏi/ Hỏi chim Chơ Rao/ Hỏi sông Tiền… có phải/ Em đã thành bóng mát Cơ nia?” (Bóng câyCơ nia). Những bài thơ như khắc họa một thờiđiểm lịch sử của dân tộc được tác giả thi ca hóabằng những hình ảnh vừa lãng mạn, vừa khắcnghiệt, vừa bi tráng của chiến tranh, nhắc nhớ vềnhững hy sinh của bao chiến sĩ trên mảnh đấtnày. Tác giả đã sử dụng ngôn từ phong phú, giàuhình ảnh để tạo nên một bức tranh sinh động vềTây Nguyên, vừa mộng mơ, vừa bi hùng. Hìnhảnh “Bóng mát Cơ nia” trở thành biểu tượng chosự che chở, bảo vệ của những người đã hy sinh, trở thành linh hồn của đất nước. Bài thơ chứađựng thông điệp về lòng tri ân và sự kiên cường, khuyến khích chúng ta nhớ về quá khứ nhưngcũng hướng tới tương lai với niềm tin và lòng tự hào.

“Ấm áp ngàn năm” đã khép lại tập thơ Trần ThếTuyển nhưng lại mở ra cho ta thấy một giai đoạnlịch sử hào hùng của dân tộc. Xương máu củađồng đội, của cha ông đổ xuống để cho chúng ta có được một đất nước thống nhất, một cuộc yênbình và phát triển hôm nay, trong đó có TPHCM: “Thành phố bên sông không còn tiếng súng/ Chỉ rì rầm, nhịp sống trước bình minh./ Năm mươi năm trời Sài Gòn vẫn xanh/ Sông Sài Gòn vẫn dạt dào tiếng sóng/ Thành phố mang tên Người trào dâng sức sống/ Dẫu phong ba, bão táp tơi bời”.

Tập thơ Trăng Lạnh của nhà thơ Trần Thế Tuyểnkhông chỉ là tác phẩm văn chương với những chủđề quen thuộc như tình mẹ, quê hương, con người, đất nước… mà còn là những tài liệu, tưliệu lịch sử, ghi lại những khoảnh khắc, nhữngcảm xúc chân thực của một thế hệ đã trải qua chiến tranh và đang sống trong hòa bình. Chúngmang giá trị tinh thần to lớn, giúp chúng ta hiểuhơn về sự hy sinh, lòng yêu nước và tình người,mang đến cho người đọc những trải nghiệm đầycảm xúc và suy ngẫm.

Giới Thiệu Tác Giả Đại Tá, Nhà Thơ TrầnThế Tuyển

Đại tá, nhà thơ Trần Thế Tuyển, sinh ngày12 tháng 12 năm 1951 tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, hiện đangsống tại TP.HCM. Anh là một cây bút giàunội lực, có sức viết đều và khỏe khôngnhững trong lĩnh vực văn học mà cả ở lĩnhvực báo chí. Anh là hội viên Hội Nhà vănThành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhàvăn Việt Nam, nguyên Tổng biên tập báo SàiGòn Giải Phóng, và nguyên Cục phó CụcBáo chí Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trần Thế Tuyển bắt đầu làm thơ từ năm1970, đánh dấu sự khởi đầu của một hànhtrình sáng tạo không ngừng. Trong suốt sựnghiệp văn học của mình, anh đã xuất bản17 tập sách với nhiều thể loại, từ thơ đếntruyện ngắn và truyện ký. Các tác phẩm củaanh thường xuyên phản ánh những chủ đềvề tình yêu, cuộc sống, và đặc biệt là nhữngtrải nghiệm và cảm xúc từ thời gian anhphục vụ trong quân đội. Với những thànhtựu đó, nhà thơ Trần Thế Tuyển đã đượcnhiều giải thưởng lớn trong cả lĩnh vực thơ,truyện ký và báo chí.

Với quan niệm: “Viết là tự giải thoát! Cái tựnó và cái phải đến; như trái chín phải đủngày, đủ tháng. Đó là văn hóa ứng xử trêncánh đồng chữ nghĩa …”. Quan điểm nàykhông chỉ phản ánh sâu sắc bản chất củaviệc viết lách mà còn thể hiện cái nhìn củaông về văn hóa và sự sáng tạo trong văn học.

Sự nghiệp của Đại tá Trần Thế Tuyển là mộthành trình dài và phong phú, từ quân ngũđến văn học, từ công tác báo chí đến sự sángtạo nghệ thuật. Ông không chỉ là một nhàthơ và nhà văn mà còn là một nhân chứngsống của lịch sử, với những câu chuyện vàcảm xúc phản ánh sâu sắc những giai đoạnkhác nhau của đất nước.

BBT